Page 9 - BAN TIN TCSC 02
P. 9
TIÊU ĐIỂM: KINH TẾ VIỆT NAM 2024 - HỒI PHỤC NHU CẦU - ĐẦU TƯ TĂNG TỐC 9
Kinh tế Việt Nam trải qua một năm 2023 tương đối khó khăn khi tăng trưởng GDP chỉ đạt 5.05%,
thấp hơn chỉ tiêu đề ra là 6.5%. Chi tiêu dùng và đầu tư tư nhân là các động lực tăng trưởng chính
của những năm trước đây đều tăng trưởng chậm lại đáng kế trong năm 2023. Xuất nhập khẩu trong
năm 2023 cũng diễn ra ảm đảm không kém. Xuất nhập khẩu của Việt Nam lần đầu tiên tăng trưởng
âm trong hơn 10 năm trở lại đây. Trong bối cảnh đó, đầu tư công được chính phủ đặc biệt quan tâm,
đẩy mạnh giải ngân và trở thành mũi nhọn chính thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2023.
Trong năm 2024, TCSC nhận định đầu tư công tiếp tục
sẽ là điểm sáng, là động lực để thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến của
Thường trực Chính phủ với các bộ ban ngành về tình
hình giải ngân đầu tư công, Thủ tướng Chính phủ Phạm
Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải
xác định đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư
công, nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển
kinh tế - xã hội. Kinh tế Việt Nam 2024 sẽ tiếp tục đối
mặt với nhiều thách thức tiềm ẩn từ môi trường kinh tế
thế giới khi tăng trưởng toàn cầu chậm lại, lãi suất Fed
vẫn ở vùng cao và nhiều rủi ro địa chính trị khác.
Năm 2024, TCSC dự báo chính sách tiền tệ thế giới
sẽ bắt đầu xoay chiều khi lạm phát toàn cầu đã bắt
đầu hạ nhiệt, kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu chậm lại. Thị
trường chứng khoán hiện nay đang kỳ vọng Fed sẽ bắt
đầu hạ lãi suất từ giữa năm 2024, từ đó giúp giảm các
áp lực về tỷ giá, tạo dư địa cho Việt Nam tiếp tục duy
trì môi trường lãi suất thấp, hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Phạm Hoàng Ân
Trưởng nhóm Phân tích Doanh nghiệp - TCSC
SỐ 02 08.01.2024